Site banner
Chủ nhật, 24. Tháng 11 2024 - 4:19

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

TUYÊN TRUYỀN PHÒNG NGỪA BỆNH SÂU ĐẦU ĐEN TRÊN DỪA

                                                              TUYÊN TRUYỀN PHÒNG NGỪA BỆNH SÂU ĐẦU ĐEN TRÊN DỪA
Hiện nay, tình hình sâu đầu đen hại dừa trên địa bàn huyện diễn biến phức tạp, diện tích bị nhiễm sâu đầu đen phát sinh tăng cao và tình trạng tái nhiễm cũng xuất hiện ở một số xã với mức độ gây hại nặng. Các xã bị sâu đầu đen tấn công như: Lương Hòa, Sơn Phú, Phước Long,Phong Nẫm, Châu Hòa,.... Đề nghị bà con nên thường xuyên thăm vườn dừa, nếu phát hiện sâu lạ tấn công vườn dừa.
Sâu đầu đen hại dừa là loại sâu mới, chưa có nghiên cứu thực tế và loại thuốc bảo vệ thực vật đặc trị, phòng trừ. Bệnh sâu đầu đen trên dừa là sâu đầu đen thuộc họ bướm đêm, bộ cánh vảy, sâu non (ấu trùng) tấn công cả vườn dừa mới trồng đến dừa đã cho trái. Ngoài ra, sâu đầu đen còn gây hại trên dừa nước, cau kiểng, cọ và một số cây ký chủ phụ khác như chuối, mít. Khi bị gây hại nặng, toàn bộ tàu lá trên cây bị cháy khô, cây giảm sinh trưởng, giảm năng suất và có thể chết cây. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc vườn dừa nông dân cần nhận biết hình thái và triệu chứng gây hại của loài sâu này để sớm phát hiện và phòng trừ hiệu quả. Sâu non (ấu trùng) tấn công cả vườn dừa mới trồng lẫn vườn dừa đã trưởng thành đang cho trái gồm nhóm dừa cao và nhóm dừa lùn.
Đặc điểm, triệu chứng gây hại
Sâu đầu đen gây hại làm tàu dừa cháy khô từ những lá già bên dưới, lan dần đến các lá trưởng thành và lá non trên ngọn. Sâu ăn lớp biểu bì mặt dưới lá chét, thải phân và  vỏ tơ kết thành tổ để trú ẩn, khi bị động chúng nấp vào trong tổ hoặc nhả tơ thả mình xuống đất để trú ẩn.
 
          Biện pháp quản lý tổng hợp
Khi phát hiện dấu hiệu sâu đầu đen gây hại, các cá nhân, tổ chức cần báo ngay cho đại diện địa phương (tổ tự quản, Trưởng ấp, Chi hội nông dân, Ủy ban nhân dân xã…) để kịp thời xử lý.
Các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sâu hại lây lan trên diện rộng
- Thường xuyên thăm vườn, kịp thời phát hiện sâu gây hại để có các biện pháp ngăn chặn bằng phương pháp sinh học, hoá học.
- Biện pháp canh tác: cắt tỉa và đốt tiêu huỷ hoặc vùi xuống nước những tàu lá hoặc lá chét bị sâu gây hại nhằm làm giảm mật độ sâu hại. Đây là biện pháp quan trọng, hiệu quả, an toàn môi trường và cần thực hiện ngay khi sâu đầu đen gây hại.
Tiêu hủy bằng cách đốt hoặc vùi xuống nước nhằm làm giảm mật số sâu hại. Đây là biện pháp rất quan trọng, hiệu quả, an toàn môi trường và cần phải thực hiện ngay khi phát hiện sâu đầu đen gây hại từ những lá già bên dưới.
- Bón phân cân đối đầy đủ NPK, chia làm nhiều đợt bón giúp cây khỏe để nhanh phục hồi sau khi bị gây hại.
- Không vận chuyển cây dừa giống, các cây ký chủ phụ và trái dừa bị nhiễm sâu đầu đen sang các vùng khác để hạn chế lây lan.
- Biện pháp hoá học:
Khi phát hiện vườn dừa bị gây hại nặng, cần cắt tỉa tiêu hủy tàu lá trước khi phun thuốc BVTV, phun khoảng 4-5 lít  nước thuốc cho 1 cây dừa, phun ướt đẫm mặt dưới lá để giảm mật số sâu. Sau phun thuốc từ 2 tuần trở lên tiến hành phóng thích ong ký sinh.
- Lưu ý: sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng “Đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp”, không sử dụng nước có độ mặn trên 5 phần nghìn để pha thuốc, không phun ngừa khi phát hiện triệu chứng gây hại.

Huế Thông

HUẾ THÔNG